Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã có từ thời nguyên thủy được thể hiện rõ nét qua việc thờ cúng những người đã khuất vào những ngày tết, mùng 1, rằm,... Theo phong tục, người thắp hương phải mặc bộ lễ phục chỉnh tề, dâng một nén nhang cúng bái bày tỏ tấm lòng thành dành cho thế hệ cha ông.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong văn hóa người Việt
Bên cạnh đó, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tại Việt Nam còn xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp, gia đình phụ quyền, đề cao vai trò của người cha, mẹ. Vậy nên, người Việt luôn tôn kính, thờ phụng cha mẹ, ông bà, từ đời này qua đời khác. Đặc biệt, tư tưởng Nho giáo đề cao chữ Hiếu: “Trung chi quân, hiếu chi phụ mẫu, dữ chi bản”,...nên người Việt xưa rất hiếu thảo với cha mẹ và thờ phụng khi đã khuất.
Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên chính là quan niệm về sự tồn tại của những linh hồn. Người Việt cho rằng, giữa những người đã khuất và còn sống đều có mối liên hệ mật thiết với nhau. Họ luôn tin rằng, những người đã khuất vẫn luôn hiện hữu, theo dõi cháu con để mang lại sự bình an, phúc lộc.
Cũng chính vì vậy, ý nghĩa, tục lệ này thờ cúng tổ tiên tại Việt Nam để bày tỏ lòng biết ơn, lòng thành kính đến đấng sinh thành, nuôi dưỡng của con người, cội nguồn của dân tộc. Đồng thời gìn giữ và phát huy đạo lý “uống nước nhớ nguồn” đến thế hệ sau.
Mục đích tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tại Việt Nam nhằm giữ gìn, phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"
Có thể nói, việc thờ cúng tổ tiên có ý nghĩa lớn lao trong văn hóa người Việt, giúp gìn giữ lối sống đẹp, nhân văn, coi trọng tình nghĩa, đạo lý, hướng thiện, nhớ về tổ tiên, cha ông đã khuất.
Quý khách hàng đang có nhu cầu tư vấn lắp đặt bàn thờ đẹp, xin vui lòng liên hệ với Bàn Thờ An Phát theo thông tin dưới đây:
Mr. Giang